Bài 5: Tình hình lạm dụng corticosteroid và các hậu quả nghiêm trọng

January 3, 2023 by admin0

Corticoids hay còn gọi là corticosteroids, glucocorticosteroid là những steroids được vỏ thượng thận sản xuất (nội sinh) hay tổng hợp (ngoại sinh: Prednisone, Methylprednisolone, dexamethasone..) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối, đường, mỡ, chất đạm để duy trì các chức năng sống của cơ thể.

Tác dụng nhóm thuốc corticoid

Corticosteroid được ứng dụng trong y học để điều trị nhiều triệu chứng và bệnh viêm nhiễm. Các chỉ định phổ biến của corticoid:

– Viêm khớp dạng thấp.

– Dự phòng stress trên bệnh nhân nặng.

– Hen phế quản/Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Chống viêm tại chỗ: viêm kết mạc do dị ứng, eczecma, viêm mũi dị ứng.

– Suy thượng thận.

– Hội chứng thận hư.

Và rất nhiều các chỉ định khác (trong đó có cả chỉ định chưa phù hợp nhưng vẫn tình hình lạm dụng corticoid vẫn xảy ra).

Các tác dụng bất lợi của corticoid

Bên cạnh những tác dụng có lợi, các thuốc corticoid gây ra một loạt các phản ứng có hại của thuốc (ADR) bao gồm xuất hiện hội chứng Cushing, tăng cân, loãng xương, gãy xương, rối loạn tâm thần và nhận thức, ức chế miễn dịch, teo da, mụn trứng cá, rậm lông và giảm sắc tố.

Các ADR ngày càng xảy ra nhiều hơn khi sử dụng corticosteroid mà không có sự giám sát y tế và chủ yếu khi chúng được sử dụng vì những lý do không liên quan đến bệnh tật.

Các nghiên cứu về tình hình lạm dụng corticoid

Một nghiên cứu ở Irag có mẫu gồm 141 khách hàng của nhà thuốc (98 phụ nữ và 43 nam giới) yêu cầu corticoid toàn thân (OCS) mà không cần toa bác sĩ.Tuổi trung bình của họ là 28,4 (± 10,9) tuổi. Hơn một nửa số người tham gia (N=75, 53,2%) có bằng trung học cơ sở hoặc trình độ học vấn thấp hơn. Dexamethasone là OCS được sử dụng phổ biến nhất (N=84, 59,6 %). Tăng cân (N=51, 36,2%) và vấn đề nhiễm trùng tái đi tái lại (N=41, 29,1%) là những tác dụng phụ phổ biến nhất ở những người tham gia. Một lần mỗi ngày là tần suất OCS phổ biến nhất được những người tham gia sử dụng (N=57, 40,4%).

Khoảng một nửa (N=68, 48,2%) số người tham gia đã dùng OCS trong vòng chưa đầy ba tháng. Bạn bè của những người tham gia là những người giới thiệu chính (N=40, 28,4 %) cho việc sử dụng OCS mà không cần toa bác sĩ. Tác dụng bất lợi phổ biến nhất ở những người tham gia là thị lực kém (29,1 %).

Trong nghiên cứu này, 66% người tham gia không biết về tác dụng phụ của OCS, điều này có thể dẫn đến việc tin rằng OCS không cần đơn thuốc. Tương tự, một nghiên cứu trước đây cho thấy 83,5% những người lạm dụng OCS nghĩ rằng việc sử dụng chúng là an toàn. .Những phát hiện này chứng minh thực tế là một nửa số người tham gia đã không hỏi dược sĩ trước khi sử dụng OCS.

Thực trạng hiện nay

Tuy nhiên, với thực trạng tại Việt Nam hiện nay người bệnh có thể dễ dàng mua được nhóm thuốc này kể cả khi không có đơn của bác sĩ và khả năng tuân thủ điều trị kém của người bệnh thì tình trạng lạm dụng nhóm thuốc này càng đáng lo ngại.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc theo đơn cũ không đi khám lại hoặc tự ý ra các hiệu thuốc mua thuốc về dùng theo kinh nghiệm truyền miệng, thấy hiệu quả giảm đau, chống viêm tức thì ngay sau khi sử dụng thì cho rằng đó là “thần dược” nên đã dùng thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn tìm đến các loại thuốc đông y, thuốc nam vì nghĩ nó “lành hơn” thuốc tây mặc dù không biết nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính: đau khớp, gút, viêm mũi xoang, dị ứng…; mà nhóm thuốc này rất khó xác định được thành phần cũng như liều lượng corticoid trong đó, chỉ đến khi các tác dụng phụ của việc lạm dụng corticoid nặng nề mới đến gặp các bác sĩ và phát hiện ra tác hại của nó.

Việc sử dụng corticoid như con dao hai lưỡi. Vì vậy, để phát huy hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này; các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Khuyến cáo cho bệnh nhân

– Chỉ sử dụng corticoid khi có chỉ định và đơn thuốc rõ ràng từ bác sĩ.

– Nên sử dụng corticoid vào buổi sáng, SAU KHI ĂN.

– Không tự ý tăng liều, bỏ liều hoặc ngưng thuốc đột ngột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Theo dõi huyết áp, đường huyết thường xuyên để phòng ngừa các tác dụng phụ do corticoid.

– Đo mật độ xương mỗi 6-12 tháng, bổ sung calcium và vitamin D hàng ngày nếu phải sử dụng corticoid kéo dài.

– Kiểm tra mắt định kỳ mỗi 6-12 tháng để phòng ngừa biến chứng đục thủy tinh thể.

– Không tự ý sử dụng Corticoids với thuốc kháng viêm giảm đau khác (tây y, đông y) mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Nếu có dấu hiệu phù, rối loạn hành vi, trí nhớ, trầm cảm,…báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. Bashar G. Alfetlawi, et al., Evaluating Factors Related to the Abuse of Oral Corticosteroids among Community Pharmacy Customers: Using Theory of Reasoned Action, PUBMED, Published online 2020 Feb 28. doi: 10.24926/iip.v11i1.2936.
  2. Topical corticosteroids: information on the risk of topical steroid withdrawal reactions, GOV.UK.
  3. Meriem Hadjilah, Sarah Fiala,Oral corticosteroids abuse for the purpose of weight gain : First assessment in Algeria, https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-2046646/v1.
  4. Use and abuse of systemic corticosteroid therapy, Sciencedirect, https://doi.org/10.1016/S0190-9622(79)80029-8.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Bài 5: Tình hình lạm dụng corticosteroid và các hậu quả nghiêm trọng

January 3, 2023 by admin0

Corticoids hay còn gọi là corticosteroids, glucocorticosteroid là những steroids được vỏ thượng thận sản xuất (nội sinh) hay tổng hợp (ngoại sinh: Prednisone, Methylprednisolone, dexamethasone..) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối, đường, mỡ, chất đạm để duy trì các chức năng sống của cơ thể.

Tác dụng nhóm thuốc corticoid

Corticosteroid được ứng dụng trong y học để điều trị nhiều triệu chứng và bệnh viêm nhiễm. Các chỉ định phổ biến của corticoid:

– Viêm khớp dạng thấp.

– Dự phòng stress trên bệnh nhân nặng.

– Hen phế quản/Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Chống viêm tại chỗ: viêm kết mạc do dị ứng, eczecma, viêm mũi dị ứng.

– Suy thượng thận.

– Hội chứng thận hư.

Và rất nhiều các chỉ định khác (trong đó có cả chỉ định chưa phù hợp nhưng vẫn tình hình lạm dụng corticoid vẫn xảy ra).

Các tác dụng bất lợi của corticoid

Bên cạnh những tác dụng có lợi, các thuốc corticoid gây ra một loạt các phản ứng có hại của thuốc (ADR) bao gồm xuất hiện hội chứng Cushing, tăng cân, loãng xương, gãy xương, rối loạn tâm thần và nhận thức, ức chế miễn dịch, teo da, mụn trứng cá, rậm lông và giảm sắc tố.

Các ADR ngày càng xảy ra nhiều hơn khi sử dụng corticosteroid mà không có sự giám sát y tế và chủ yếu khi chúng được sử dụng vì những lý do không liên quan đến bệnh tật.

Các nghiên cứu về tình hình lạm dụng corticoid

Một nghiên cứu ở Irag có mẫu gồm 141 khách hàng của nhà thuốc (98 phụ nữ và 43 nam giới) yêu cầu corticoid toàn thân (OCS) mà không cần toa bác sĩ.Tuổi trung bình của họ là 28,4 (± 10,9) tuổi. Hơn một nửa số người tham gia (N=75, 53,2%) có bằng trung học cơ sở hoặc trình độ học vấn thấp hơn. Dexamethasone là OCS được sử dụng phổ biến nhất (N=84, 59,6 %). Tăng cân (N=51, 36,2%) và vấn đề nhiễm trùng tái đi tái lại (N=41, 29,1%) là những tác dụng phụ phổ biến nhất ở những người tham gia. Một lần mỗi ngày là tần suất OCS phổ biến nhất được những người tham gia sử dụng (N=57, 40,4%).

Khoảng một nửa (N=68, 48,2%) số người tham gia đã dùng OCS trong vòng chưa đầy ba tháng. Bạn bè của những người tham gia là những người giới thiệu chính (N=40, 28,4 %) cho việc sử dụng OCS mà không cần toa bác sĩ. Tác dụng bất lợi phổ biến nhất ở những người tham gia là thị lực kém (29,1 %).

Trong nghiên cứu này, 66% người tham gia không biết về tác dụng phụ của OCS, điều này có thể dẫn đến việc tin rằng OCS không cần đơn thuốc. Tương tự, một nghiên cứu trước đây cho thấy 83,5% những người lạm dụng OCS nghĩ rằng việc sử dụng chúng là an toàn. .Những phát hiện này chứng minh thực tế là một nửa số người tham gia đã không hỏi dược sĩ trước khi sử dụng OCS.

Thực trạng hiện nay

Tuy nhiên, với thực trạng tại Việt Nam hiện nay người bệnh có thể dễ dàng mua được nhóm thuốc này kể cả khi không có đơn của bác sĩ và khả năng tuân thủ điều trị kém của người bệnh thì tình trạng lạm dụng nhóm thuốc này càng đáng lo ngại.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc theo đơn cũ không đi khám lại hoặc tự ý ra các hiệu thuốc mua thuốc về dùng theo kinh nghiệm truyền miệng, thấy hiệu quả giảm đau, chống viêm tức thì ngay sau khi sử dụng thì cho rằng đó là “thần dược” nên đã dùng thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn tìm đến các loại thuốc đông y, thuốc nam vì nghĩ nó “lành hơn” thuốc tây mặc dù không biết nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính: đau khớp, gút, viêm mũi xoang, dị ứng…; mà nhóm thuốc này rất khó xác định được thành phần cũng như liều lượng corticoid trong đó, chỉ đến khi các tác dụng phụ của việc lạm dụng corticoid nặng nề mới đến gặp các bác sĩ và phát hiện ra tác hại của nó.

Việc sử dụng corticoid như con dao hai lưỡi. Vì vậy, để phát huy hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này; các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Khuyến cáo cho bệnh nhân

– Chỉ sử dụng corticoid khi có chỉ định và đơn thuốc rõ ràng từ bác sĩ.

– Nên sử dụng corticoid vào buổi sáng, SAU KHI ĂN.

– Không tự ý tăng liều, bỏ liều hoặc ngưng thuốc đột ngột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Theo dõi huyết áp, đường huyết thường xuyên để phòng ngừa các tác dụng phụ do corticoid.

– Đo mật độ xương mỗi 6-12 tháng, bổ sung calcium và vitamin D hàng ngày nếu phải sử dụng corticoid kéo dài.

– Kiểm tra mắt định kỳ mỗi 6-12 tháng để phòng ngừa biến chứng đục thủy tinh thể.

– Không tự ý sử dụng Corticoids với thuốc kháng viêm giảm đau khác (tây y, đông y) mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Nếu có dấu hiệu phù, rối loạn hành vi, trí nhớ, trầm cảm,…báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. Bashar G. Alfetlawi, et al., Evaluating Factors Related to the Abuse of Oral Corticosteroids among Community Pharmacy Customers: Using Theory of Reasoned Action, PUBMED, Published online 2020 Feb 28. doi: 10.24926/iip.v11i1.2936.
  2. Topical corticosteroids: information on the risk of topical steroid withdrawal reactions, GOV.UK.
  3. Meriem Hadjilah, Sarah Fiala,Oral corticosteroids abuse for the purpose of weight gain : First assessment in Algeria, https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-2046646/v1.
  4. Use and abuse of systemic corticosteroid therapy, Sciencedirect, https://doi.org/10.1016/S0190-9622(79)80029-8.