BÀI 1: Hạ đường huyết và biện pháp phòng ngừa

January 3, 2023 by admin0

Hạ đường huyết là vấn đề nguy hiểm, có thể xuất hiện trên bệnh nhân không đái tháo đường hoặc bệnh nhân bị đái tháo đường đang điều trị bằng insulin hoặc sulfonylurea. Đây là một yếu tố gây cản trở việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào vấn đề hạ đường huyết trên người bị đái tháo đường.

Hạ đường huyết không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới nhiều tác hại cho người bệnh. Điều này cũng dễ dẫn tới tâm lý sợ sử dụng thuốc và mức độ tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân bị giảm theo.

  1. Thế nào là hạ đường huyết?

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ glucose máu < 3,9mmol/l (<70mg/dL) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động. Hạ đường huyết quan trọng về mặt lâm sàng được định nghĩa là lượng đường trong máu <50mg/dL (3mmol/L).

-> Tình trạng này cần xử trí nhanh, kịp thời để tránh những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.

  1. Hạ đường huyết có những triệu chứng nào?

  1. Các nguyên nhân gây hạ đường huyết
    • Hạ đường huyết do thuốc điều trị đái tháo đường
    • Mắc bệnh đái tháo đường lâu năm
    • Người cao tuổi
    • Thời gian ăn uống thất thường
    • Có tiền sử hạ đường huyết trầm trọng trong thời gian gần
    • Bệnh thận mạn
    • Uống rượu
    • Tập thể dục
    • Suy dinh dưỡng
    1. Cách tự xử trí hạ đường huyết cho bản thân:

    Làm ngay các bước sau nếu nồng độ glucose máu <3,9mmol/L hoặc khi bạn có những triệu chứng hạ đường huyết:

    • Uống đồ uống có đường hoặc đồ ăn nhẹ (ví dụ: 1 ly nước ngọt có ga nhỏ hoặc nước ép trái cây, 4-5 viên kẹo ngọt).
    • Kiểm tra lượng đường trong máu sau 10 phút, nếu chỉ số tăng lên và bản thân cảm thấy tốt hơn à Chuyển sang bước 3. Nếu chỉ số glucose không thay đổi hoặc ít cải thiện, sử dụng lại đồ uống có đường hoặc đồ ăn nhẹ và đọc lại kết quả sau 10-15 phút.
    • Ăn ngay bữa chính (chứa carbohydrat giải phóng chậm) nếu là thời điểm thích hợp để ăn. Hoặc, ăn nhẹ thực phẩm chứa carbohydrat giải phóng chậm (lát bánh mì, chiếc bánh quy hoặc 1 ly sữa).
    1. Xử trí cấp cứu trên bệnh nhân hạ đường huyết

    Đối với bệnh nhân có những triệu chứng nghiêm trọng của hạ đường huyết: ngất, hôn mê,…

    • Nếu có sẵn glucagon dạng tiêm, tiêm ngay vào mông – cánh tay – đùi. Nếu có glucagon dạng hít thì đưa ngay vào mũi bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân tỉnh lại (5-15 phút), bệnh nhân có thể buồn nôn/nôn, cho bệnh nhân một bữa ăn nhẹ chứa đường. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân không cải thiện trong vòng 10 phút, gọi cấp cứu ngay.
    • Nếu không có sẵn glucagon, gọi ngay cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
    1. Phòng ngừa hạ đường huyết

    Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, để tránh hậu quả trầm trọng hơn, cần có các phương án xử lý sau:

    • Tham vấn bác sĩ về phương hướng điều chỉnh thuốc, kế hoạch ăn uống và tập thể dục dựa trên nồng độ glucose máu.
    • Chủ động kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
    • Luôn mang theo đồ ăn nhẹ/đồ uống có đường.
    • Không tự ý bỏ bữa.
    • Cẩn trọng khi uống rưsợu.
    • Cần ăn nhẹ bữa ăn chứa carbohydrat trước khi tập thể dục.
    • Ăn nhẹ thực phẩm chức carbohydrat nếu giữa đêm thức giấc, lượng đường trong máu bạn giảm xuống thấp.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Hypoglycemia, Mayoclinic.org.
    2. Hypoglycemia in adults with diabetes mellitus, Uptodate, Updated on August 03, 2022.
    3. Low blood sugar (hypoglycaemia), NHS.uk, Updated on September 24, 2023
    4. Hypoglycemia (Low Blood Glucose), ADA,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


BÀI 1: Hạ đường huyết và biện pháp phòng ngừa

January 3, 2023 by admin0

Hạ đường huyết là vấn đề nguy hiểm, có thể xuất hiện trên bệnh nhân không đái tháo đường hoặc bệnh nhân bị đái tháo đường đang điều trị bằng insulin hoặc sulfonylurea. Đây là một yếu tố gây cản trở việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào vấn đề hạ đường huyết trên người bị đái tháo đường.

Hạ đường huyết không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới nhiều tác hại cho người bệnh. Điều này cũng dễ dẫn tới tâm lý sợ sử dụng thuốc và mức độ tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân bị giảm theo.

  1. Thế nào là hạ đường huyết?

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ glucose máu < 3,9mmol/l (<70mg/dL) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động. Hạ đường huyết quan trọng về mặt lâm sàng được định nghĩa là lượng đường trong máu <50mg/dL (3mmol/L).

-> Tình trạng này cần xử trí nhanh, kịp thời để tránh những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.

  1. Hạ đường huyết có những triệu chứng nào?

  1. Các nguyên nhân gây hạ đường huyết
    • Hạ đường huyết do thuốc điều trị đái tháo đường
    • Mắc bệnh đái tháo đường lâu năm
    • Người cao tuổi
    • Thời gian ăn uống thất thường
    • Có tiền sử hạ đường huyết trầm trọng trong thời gian gần
    • Bệnh thận mạn
    • Uống rượu
    • Tập thể dục
    • Suy dinh dưỡng
    1. Cách tự xử trí hạ đường huyết cho bản thân:

    Làm ngay các bước sau nếu nồng độ glucose máu <3,9mmol/L hoặc khi bạn có những triệu chứng hạ đường huyết:

    • Uống đồ uống có đường hoặc đồ ăn nhẹ (ví dụ: 1 ly nước ngọt có ga nhỏ hoặc nước ép trái cây, 4-5 viên kẹo ngọt).
    • Kiểm tra lượng đường trong máu sau 10 phút, nếu chỉ số tăng lên và bản thân cảm thấy tốt hơn à Chuyển sang bước 3. Nếu chỉ số glucose không thay đổi hoặc ít cải thiện, sử dụng lại đồ uống có đường hoặc đồ ăn nhẹ và đọc lại kết quả sau 10-15 phút.
    • Ăn ngay bữa chính (chứa carbohydrat giải phóng chậm) nếu là thời điểm thích hợp để ăn. Hoặc, ăn nhẹ thực phẩm chứa carbohydrat giải phóng chậm (lát bánh mì, chiếc bánh quy hoặc 1 ly sữa).
    1. Xử trí cấp cứu trên bệnh nhân hạ đường huyết

    Đối với bệnh nhân có những triệu chứng nghiêm trọng của hạ đường huyết: ngất, hôn mê,…

    • Nếu có sẵn glucagon dạng tiêm, tiêm ngay vào mông – cánh tay – đùi. Nếu có glucagon dạng hít thì đưa ngay vào mũi bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân tỉnh lại (5-15 phút), bệnh nhân có thể buồn nôn/nôn, cho bệnh nhân một bữa ăn nhẹ chứa đường. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân không cải thiện trong vòng 10 phút, gọi cấp cứu ngay.
    • Nếu không có sẵn glucagon, gọi ngay cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
    1. Phòng ngừa hạ đường huyết

    Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, để tránh hậu quả trầm trọng hơn, cần có các phương án xử lý sau:

    • Tham vấn bác sĩ về phương hướng điều chỉnh thuốc, kế hoạch ăn uống và tập thể dục dựa trên nồng độ glucose máu.
    • Chủ động kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
    • Luôn mang theo đồ ăn nhẹ/đồ uống có đường.
    • Không tự ý bỏ bữa.
    • Cẩn trọng khi uống rưsợu.
    • Cần ăn nhẹ bữa ăn chứa carbohydrat trước khi tập thể dục.
    • Ăn nhẹ thực phẩm chức carbohydrat nếu giữa đêm thức giấc, lượng đường trong máu bạn giảm xuống thấp.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Hypoglycemia, Mayoclinic.org.
    2. Hypoglycemia in adults with diabetes mellitus, Uptodate, Updated on August 03, 2022.
    3. Low blood sugar (hypoglycaemia), NHS.uk, Updated on September 24, 2023
    4. Hypoglycemia (Low Blood Glucose), ADA,